Nguyên tắc chủ đạo trong phong cách nội thất Minimalism – “Phong Cách Tối Giản”
Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất hiện đang rất được ưa chuộng bởi sự giản dị và tinh tế nhưng vẫn mang đến cảm giác đầy dễ chịu cho ngôi nhà. Khi xác định lựa chọn phong cách thiết kế này thì bạn phải hiểu rõ: Phong cách tối giản là gì? Các nguyên tắc, đặc trưng nổi bật của nó ảnh hưởng đến thiết kế nội thất. Hãy cùng tìm hiểu qua bài dưới đây nhé!
Phong cách thiết kế nội thất Minimalism là gì?
Minimalist – chủ nghĩa tối giản. Phát triển vào những năm đầu của thế kỷ 20. Nhưng phải đến khi Mies Van de Rohe xuất hiện, một trong những KTS huyền thoại của thế giới, chủ nghĩa tối giản mới được nâng lên một tầm ảnh hưởng rộng khắp thế giới.

Chủ nghĩa tối giản tôn sùng sự giản lược trong ngôn ngữ kiến tạo không gian. Những người tiên phong cho rằng, các thành tố cấu tạo lên không gian hoặc đồ nội thất nên đơn giản và càng ít chi tiết càng tốt. Nhưng những chi tiết hiếm hoi có mặt trong thiết kế lại phải được chăm chút thật kỹ lưỡng và hoàn hảo.

Những yếu tố chính trong phong cách Minimalism
Sau đây là 4 yếu tố chính bạn cần chú ý khi muốn thiết kế cho mình một không gian trang nhã theo phong cách tối giản tối thiểu để có thể tự tay tạo ra cho mình một không gian đậm chất Minimalist.
1. Tổng thể không gian và màu sắc
Về tổng thể, một không gian được gọi là “tối giản tối thiểu” khi thỏa mãn yếu tố xuyên suốt và giản lược. Xuyên suốt về mặt giao thông, thị giác và giản lược về mặt chi tiết cùng hình kỷ hà.
Trong một phong cách Minimalism, các yếu tố đều phải gọn gàng và tối giản. Các vách kính lớn và một chiều cao thông thủy thật mạnh mẽ sẽ đem lại hiệu quả đáng chú ý về cảm giác không gian.
Các chi tiết dư thừa như trường phái Tân Cổ Điển, Phục Hưng phải được loại bỏ. Thay vào đó là hình học đơn giản. Những đồ dùng nội thất phải đơn giản với những đường nét gọn gàng nhất, nhưng phải thật thoải mái về mặt công năng.
Về màu sắc: Sử dụng màu sắc đơn giản là đặc trưng dễ nhận diện nhất của phong cách này. Thông thường không nên quá 4 màu, hợp lý hơn là 3 màu tối giản với tỷ lệ hòa trộn:
– 60-30-10. 60% màu chủ đạo,
-30% màu trung gian
– 10% màu nhấn.
Màu trắng là chủ đạo, gam màu be dịu làm yếu tố chuyển tiếp và màu nâu trầm là màu nhấn giúp không gian này không bị đơn điệu, mà vẫn hiện đại và trẻ trung.


2. Vấn đề ánh sáng
Minimalism lấy gốc rễ là những tư tưởng về tính đơn giản hóa trong mọi thứ. Một không gian mang tính tối giản tối thiểu còn ngầm ý đó là một k hô ng gian mang tính thiền.
Một không gian với lượng ánh sáng vừa đủ sẽ tạo một cảm giác thư thái cho nơi bạn sống. Bóng đổ là một yếu tố then chốt, một mặt nào đó, nó tạo ra sự khác biệt giữa một không gian của người phương Tây và một không gian mang nét Á Đông. Chứ không hẳn là các chi tiết trang trí.
Khi đưa ánh sáng vào một không gian Minimalist một cách gián tiếp. Ánh sáng không quá gắt, nó có sự chuyện độ đều đặn trên bề mặt của diện tiếp xúc. Tại điểm giao giữa tối và sáng, chúng ta sẽ tìm thấy điểm thú vị của việc sử dụng ánh sáng như vậy.
Các đồ trang trí nội thất cũng như vật dụng, bàn ghế được sử dụng ở mức độ tối giản. Nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về tiện nghi sử dụng. Bàn ghế nội thất theo phong cách Minimalist được thiết kế đơn giản, hài hoà và hiện đại. Được làm nên từ các đường nét không cầu kỳ nhưng tinh tế. Các vật dụng này không những đáp ứng được nhu cầu sử dụng mà còn trang trí cho nội thất.
3. Vật liệu
Cũng giống như nhiều phong cách nội thất khác. Vật liệu dành cho Minimalism rất đa dạng và được sử dụng tùy thuộc theo sở thích của bạn. Nhưng hãy lưu ý đến cách thi công và chất cảm của bề mặt. Một bề mặt bê tông trần, cốp pha gỗ hoặc tre một cách đơn giản. Hay bề mặt gỗ tự nhiên được xẻ vào đúng thời kì thân gỗ có độ ẩm vừa đủ, được đánh dầu thủ công cho lên màu đúng của nó, hoặc bề mặt đá nhám và gồ ghề sẽ tạo lên những tiết diện tuyệt vời cho chút ánh sáng chắt chiu của bạn có cơ hội được nổi bật.
4. Đồ nội thất
Như tiêu chí mang tính tổng thể của Minimalism. Sự đơn giản còn được thể hiện thông qua tạo hình của những đồ nội thất. Đồ nội thất trong một không gian Minimalism cần tiết giảm tối đa về các chi tiết. Các yếu tố ngang bằng sắc cạnh được sử dụng phổ biến, nhằm đem tới một không gian trang nhã, nhẹ nhàng nhưng cũng đầy tính hiện đại.

Minimalism không chỉ là một phong cách trang trí nội thất và kiến trúc mà còn biểu hiện được lối sống của gia chủ. Với phương châm loại bỏ những gì không cần thiết. Phong cách này thật sự thích hợp với những người thích ngăn nắp, tự do và phóng khoáng.
Hi vọng rằng với nội dung bài viết trên các bạn hiểu được Minimalist là gì. Các yếu tố cơ bản, đặc trưng của một không gian tối giản tối thiểu mà bạn cần nắm vững trước khi bắt tay vào tự tạo cho mình một phong cách tối giản.